Sexemodel pornblu hobbyhuren

Quy trình sơn tĩnh điện

Thông thường một quy trình sơn tĩnh điện thường trải qua 5 bước cơ bản sau đây

Dù bạn có làm sơn thủ công hay tự động, bán tự động đi chăng nữa, tuyệt nhiên quá trình không thể tách rời 5 bước kể trên, tôi xin đi vào cụ thể như sau:

Bước 1: XỬ LÝ BỀ MẶT


Hiện tại hầu hết các phương pháp xử lý phổ biến là sử dụng hóa chất và xử lý cơ học, tôi xin điểm sơ qua ưu nhược điểm của cả hai phương pháp này như sau:
1.Xử lý hóa chất
Nếu như bạn muốn làm các mặt hàng công nghiệp chẳng hạn như thang máng cáp, tủ điện, hay là các mặt hàng sắt đen, sắt đặc… yêu cầu tẩy được dầu, tẩy rỉ và tạo ra chân bám cho một khối lượng lớn sản phẩm thì “hóa chất” là phương pháp gần như bạn chắc chắn phải lựa chọn. Ưu điểm “nhanh-khối lượng lớn-tạo được chân bám và lớp áo bảo vệ lượt đầu”
2.Xử lý cơ học
Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho các đơn vị chuyên sơn hàng dân dụng như lan can, cửa cổng… Vì lý do các mặt hàng sử dụng sắt hộp để gia công là chính nên khả năng thoát nước khi nhúng tẩy cực kì kém, dễ dẫn đến lỗi trong quá trình sơn sấy. Hiện nay làm cơ học thì cũng có 2 phương án là dùng máy bắn cát và dùng máy mài tay. Theo đánh giá cá nhân của tôi, xét trên chi phí đầu tư và hiệu quả mang lại thì dùng máy mài tay vẫn tốt hơn. Tuy nhiên, xét về tốc độ thì 1 giàn máy bắn cát có thể thay thế từ 3-4 người vệ sinh, do vậy tùy vào nhu cầu mà bạn hãy đưa ra sự lựa chọn tối ưu cho cơ sở của mình

Bước 2: SẤY KHÔ


Ở công đoạn này mọi người có thể dùng lò sấy khô hoặc để khô tự nhiên, dù làm thế nào thì vẫn phải đi đến một kết quả cuối cùng “HÀNG PHẢI KHÔ”

Bước 3: PHUN SƠN


Tại bước này có 3 yếu tố tôi thấy cần lưu ý: súng phun sơn – thu hồi sơn – con người

– Súng phun sơn tốt sẽ giúp các bạn nhàn hơn rất nhiều trong việc phủ bột sơn lên bề mặt kim loại, hạn chế việc thiếu sót sơn tại các vị trí không cần thiết

– Thu hồi sơn: tất nhiên, bạn càng thu hồi lại được nhiều sơn thì bạn càng tiết giảm được chi phí sản xuất

– Con người: Theo tôi đây là yêu tố tiên quyết trong mọi công việc, đặc biệt là công đoạn phun sơn và vệ sinh sản phẩm. Bạn không thể có một sản phẩm hoàn hảo với một người thợ ẩu và vô trách nhiệm.

Bước 4: SẤY + Ủ


Các bạn để ý nhé, đây là 2 giai đoạn hoàn toàn độc lập chứ không phải chỉ có 1 giai đoạn đâu. Nước sơn ra muốn đạt được chất lượng đúng như nhà sản xuất công bố cần phải trải qua cả 2 quá trình này. Nguyên lý của sơn bột là “nhiệt đóng rắn”, nói nôm na là sấy để cho bột sơn chảy ra, ủ để sơn chín hẳn. Hãy xem kỹ trên mỗi vỏ thùng sơn nhà sản xuất đều quy định rõ nhiệt độ sấy và thời gian ủ

Bước 5: ĐÓNG GÓI


Tất nhiên, hàng ra khỏi xưởng mình là phải đẹp, đẹp từ chất lượng tới hình thức, thế nên chả tội gì mà chúng ta không đóng gói, bao bọc sản phẩm lại cho nó chỉn chu rồi mới đưa tới tay khách hàng
Ở trên là sơ lược về quy trình sơn tĩnh điện mà sontinhdien247.com đưa ra, nếu bạn có bất kì đóng góp, phản hồi nào xin vui lòng liên hệ hotline 0962 994 834 – Tú, tôi sẽ tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc trong tầm hiểu biết của mình
Chân thành cảm ơn
Bài viết liên quan
Call Now ButtonMr Tú
error: Content is protected !!